Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới – Công ty Nam Việt Luật xin gửi đến khách hàng những thông tin cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới để có thể tránh được các xử phạt hành chính do không thực hiện đúng theo luật Doanh nghiệp 2014.
Có 11 điều mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý và phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp mới, bao gồm:
Cần công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh của mình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu doanh nghiệp không thực hiện theo luật sẽ bị phạt sẽ từ 1-2 triệu đồng.
Tiến hành gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
Đối với những công ty mới thành lập các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đều phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở. Trong trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và phải gắn tên của doanh nghiệp theo quy định.
Cần thông báo về thời gian hoạt động
Từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tất cả doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa hoạt động tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh
Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu và khắc dấu
Đây là việc làm bắt buộc khi thành lập công ty và được thực hiện đăng ký, khắc dấu tại Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương. Lưu ý, con dấu sẽ chỉ được sử dụng sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Nếu sử dụng con dấu mà chưa có giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và đồng thời sẽ bị thu hồi con dấu.
Thực hiện việc đăng ký thuế
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chậm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng – 2.000.000 đồng, mức phạt sẽ tùy thuộc vào tính chất, thời gian và mức độ khác nhau.
Đăng ký giấy phép còn (nếu cần)
Nếu ngành nghề kinh doanh của bạn thuộc trường hợp mà pháp luật yêu cầu cần có giấy phép kinh doanh, hay giấy phép chứng nhận đủ điều kiện….đây được gọi là giấy phép con. Bắt buộc doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho.
Thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết
Tùy thuộc vào việc thành lập công ty theo loại hình nào mà việc thực hiện góp vốn sẽ khác nhau, cụ thể:
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên và chủ sở hữu sẽ phải góp vốn đúng thời hạn và đầy đủ như cam kết
- Đối với công ty cổ phần: thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần mà mình đã cam kết
Nếu không góp đủ vốn hay không đúng thời hạn số vốn đăng ký, thành viên góp vốn, cổ đông công ty sẽ bị áp dụng mức phạt từ 5 triệu đến 20 triệu theo từng trường hợp. Riêng công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ buộc phải giảm số vốn điều lệ hoặc bắt buộc góp đủ số vốn đối với các hình thức công ty khác
Cần thông báo rõ về tiến độ góp vốn
Dựa vào từng loại hình thành lập doanh nghiệp mà sẽ có thời hạn thông báo tiến độ góp vốn khác nhau:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 15 ngày kể từ ngày cam kết góp vốn
- Công ty Cổ phần sẽ phải thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Nếu trong trường hợp không thông báo hoặc thông báo không kịp thời hạn, doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt từ 1-2 triệu đồng và phải thực hiện thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh
Xin cấp giấy chứng nhận góp vốn
Tại thời điểm góp vốn mà công ty TNHH 2 thành viên trở lên không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu -15 triệu đồng
Lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông
Sẽ phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu đồng trong trường hợp:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên
- Công ty cổ phần không lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông
Ngoài nộp phạt, doanh nghiệp vẫn phải lập và lữu trữ sổ đăng ký thành viên và cổ đông theo đúng quy định pháp luật.
Tiến hành thành lập ban kiểm soát
Đối với công ty TNHH, doanh nghiệp cần lập Ban kiểm soát từ 11 thành viên trở lên
Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần bắt buộc công ty phải có Ban kiểm soát
Nếu trong trường hợp không lập Ban kiểm soát sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng và bắt buộc thành lập Ban kiểm soát theo đúng quy định.
Trên đây là toàn bộ 11 lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp cho các cá nhân, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mới có thể tránh được những lỗi cơ bản dẫn đến việc phải nộp phạt đáng tiếc. Hy vọng bài viết này của Nam Việt Luật sẽ giúp ích nhiều cho quý khách hàng.
Hotline: 0128 222 222 9.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NAM VIỆT LUẬT
Địa chỉ: 43/58A Cộng Hòa, Phường 4, Q. Tân Bình, TPHCM
Tel: (84-8) 38.111.020 Fax: 08 3866.7418
Mobile: 0128.2222229
Email: lienhe@namvietluat.com.vn
Website: thanhlapdoanhnghiepvn.vn
Tel: (84-8) 38.111.020 Fax: 08 3866.7418
Mobile: 0128.2222229
Email: lienhe@namvietluat.com.vn
Website: thanhlapdoanhnghiepvn.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét